Trẻ Khỏe Đẹp
Free ship
Cho đơn hàng trên 600.000đ
Thanh toán
Sau khi nhận hàng
Hotline 24/7
(028) 7309 67 67 - 0388 399 778
0
[[totalItemCart]]
[[product.name]]
[[product.original_price | number]]đ
[[product.price | number]]đ

Những chấn thương khi tập gym bạn thường gặp và cách khắc phục

05:49 10/06/2023

Chấn thương khi tập gym có nhiều loại khác nhau như chấn thương khớp cổ tay, khớp gối, khớp khuỷu tay… Nguyên nhân xảy ra các chấn thương trong tập gym rất nguy hiểm

Chấn thương khi tập gym rất nguy hiểm vì nó có thể làm gián đoạn quá trình tập luyện của bạn. Không chỉ tập gym mà các bộ môn thể thao khác cũng có thể gây ra chấn thương cho bạn. Bạn cần chuẩn bị cho mình những sản phẩm hoặc dụng cụ hỗ trợ luyện tập để giảm thiểu chấn thương xảy ra. Bởi lẽ, chấn thương khi tập gym hay tập các bộ môn khác sẽ gây khá nhiều phiền phức về lối sinh hoạt, ảnh hưởng công việc, tiền bạc… Hãy cùng Trẻ Khỏe Đẹp tìm hiểu những chấn thương khi tập gym thường xảy ra và cách khắc phục qua bài viết bên dưới nhé!

Có những loại chấn thương khi tập gym nào?

Chấn thương khi tập gym là một sự khủng khiếp đối với những ai đang luyện tập thẻ hình bằng hình thức tập gym. Chấn thương khi tập gym cũng có nhiều loại đáng chú ý như sau:

Chấn thương khớp cổ tay

Khớp cổ tay là một khu vực rất dễ chấn thương khi vận động và đặc biệt là khi tập gym, bạn cần sử dụng đai bảo vệ trong quá trình luyện tập để giảm thiểu chấn thương khi tập gym.

 Nguyên nhân dẫn tới chấn thương khớp cổ tay là vì các bài tập có sức tác động nặng lên khu vực cổ tay như tập tạ làm cho các sợi gân nhỏ ở cổ tay bị tổn thương và dẫn tới tình trạng đau tê khi xoay cổ và đau nhức nhói hơn khi vận động mạnh ở cổ tay, thậm chí có thể nghe được tiếng lách cách nhỏ ở các khu vực bị xuất hiện màu đỏ.

Chấn thương cổ tay rất lâu hồi phục và có nguy cơ tái lại rất dễ
Chấn thương cổ tay rất lâu hồi phục và rất dễ tái đi tái lại

Đối với chấn thương khớp cổ tay thường sẽ rất lâu khỏi và đôi khi dễ bị tái phát nếu như hoạt động cổ tay quá nhiều. Cho nên, khi có những dấu hiệu đau nhức thì ngưng vận động, điều chỉnh tư thế hay giảm mức luyện tập xuống để tránh ảnh hưởng tới các chấn thương ở khớp cổ tay. Nếu chẳng may bạn bị chấn thương ở cổ tay thì có thể sử dụng một số mẹo sau đây để giảm cơn đau:

  • Chườm đá lạnh lên các vùng bị đau nhức bằng đá viên được đựng trong túi nhựa hoặc khăn.
  • Tập trung chườm cố định khoảng 15 đến 20 phut và chia ra 3 - 4 lần/ ngày trong 2 ngày đầu tiên.
  • Để giảm sưng bạn nên nâng cổ tay lên cao vì khi ấy máu sẽ hạn chế đổ dồn về cổ tay và tránh được tình trạng cổ tay sẽ bị tụ máy hoặc sưng thêm.
  • Nên tránh vận động hay cầm vật nặng trong vòng ít nhất 48 tiếng.
  • Nên đeo thanh nẹp hay đai quấn cố định cổ tay để cổ tay được giữ với tư thế cố định, tránh bị xê dịch không đáng có.
  • Không nên tự ý sửa hay nắn không đúng kỹ thuật có thể làm tình trạng cổ tay nặng hơn.
  • Không sử dụng các loại cao chườm nóng như salonpas, dầu nóng… vì nó sẽ làm tình trạng co cơ ảnh hưởng tế vết thương nhiều hơn.
Đai bảo vệ cổ tay hỗ trợ giảm chấn thương khi tập gym
Đai bảo vệ cổ tay hỗ trợ giảm chấn thương khi tập gym

Chấn thương khớp gối và lưng

Tiếp đến là chấn thương khớp gối và lưng. Chấn thương khớp gối và lưng là do các các bài tập như deadlift hay squat quá sức làm cho người bị tập sai tư thế và sai kỹ thuật gây ảnh hưởng đến lưng và khớp gối trở nên đau nhức hơn.

Sức chịu đựng của khớp gối và lưng có mức độ nhất định
Sức chịu đựng của khớp gối và lưng có mức độ nhất định

Cách để giảm thiểu tình trạng chấn thương khi tập gym ở khớp gối và lưng có thể tham khảo:

  • Chú ý bước khởi động: Khi bắt đầu các bài tập gym hay các môn thể thao khác điều cần nhớ kỹ là phải tập trung khởi động cơ thể, làm nóng cơ thể một cách tốt nhất để cơ thể có độ dẻo dai và các cơ quan khác bắt đầu trạng thái sẵn sàng tập luyện. Khởi động kỹ càng trước khi tập sẽ hạn chế được tình trạng chấn thương đáng kể.
  • Tập đúng kỹ thuật: Thay vì vội vàng tập lướt quá nhiều bài tập cho đủ các bước thì nên tập chậm lại và đúng kỹ thuật của từng bài tập sẽ giảm bớt tình trạng chấn thương khớp gối và lưng cũng như các chân thương khác không mong muốn. 
  • Không nên tập quá khả năng: Nên tính toán khả năng của mình và hạn chế tập các bài tập quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ gây ra tình trạng không tốt. Hạn chế khiêng hay đẩy tạ vượt quá khả năng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối và lưng một cách trầm trọng. Làm cho khung xương cũng như gối và lưng phải chịu một lực nặng đè lên.

>>> Xem thêm: Tác dụng của đai bảo vệ khớp gối

Đai bảo vệ khớp gối hỗ trợ tăng năng suất tập luyện cho bạn
Đai bảo vệ khớp gối hỗ trợ tăng năng suất tập luyện cho bạn

Chấn thương khớp khuỷu tay

Chấn thương khi tập gym ở phần khuỷu tay là do việc đẩy tạ nặng quá mức hoặc không tập đúng kỹ thuật khi đó các bó cơ sẽ không thể giữ được độ căng làm cho trọng lượng của tạ bị dồn xuống làm chèn ép các bao hoạt dịch khiến cho chúng biến dạng dẫn tới mất linh hoạt, đàn hồi và lâu dài sẽ dễ bị thoái hóa.

Chấn thương khuỷu tay do tập sai tư thế là chủ yếu
Chấn thương khuỷu tay do tập sai tư thế là chủ yếu
  • Cách để tránh bị chấn thương khi tập gym ở phần khớp khuỷu tay gợi ý đến bạn là nên sử dụng đai bảo vệ khuỷu tay, đai sẽ tạo một lực tác động lên phần khớp khuỷu tay, giúp cố định và hạn chế chấn thương cho bạn.
  • Nên đẩy ngực và không được khóa khuỷu tay khi đẩy ta. Hay nói cách khác không nên duỗi thẳng tay hết mức khi đẩy tạ sẽ làm cho khuỷu tay chịu một lực quá nặng làm cho khuỷu tay có thể biến dạng và chấn thương.
  • Khi hạ tạ nên tạo cánh tay với góc dưới 90 độ so với cơ thể để giảm bớt sức chịu đựng của khuỷu tay.

  >>> Xem thêm: Công dụng của đai bảo vệ khuỷu tay trong tập luyện bạn nên biết

Đai bảo vệ khuỷu tay Aergo
Đai bảo vệ khuỷu tay Aergo

Chấn thương cổ chân

Chấn thương cổ chân là một loại chấn thương khi tập gym dễ gặp nhất vì trong gym có nhiều bài tập cần đến sự tác động đè lên cổ nhân nhiều như nâng đỡ tạ… dường như mọi trọng lượng cơ thể và tạ đều dồn xuống hết cổ chân cho nên trong quá trình luyện tập nên có tư thế đúng kỹ thuật để hạn chế trật khớp cổ chân, bong gân hay thậm chí gãy cổ chân…

>>> Xem thêm: Đai bảo vệ khớp cổ chân hỗ trợ giảm chấn thương và tăng hiệu suất tập luyện

Dường như mọi trọng lượng sẽ đổ dồn vào khớp cổ chân
Dường như mọi trọng lượng sẽ đổ dồn vào khớp cổ chân

Nguyên nhân xảy ra những chấn thương khi tập gym

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chấn thương khi tập gym. Nhưng nhìn chung có 4 nguyên nhân dẫn tới chấn thương khi tập gym chính:

Sai kỹ thuật: Là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến vì khi bắt đầu vào thực hiện các bài tập gym, người ta thường vội vàng mà quên các bài tập khởi động hoặc trong lúc thực hiện các bài tập gym thường không tập trung hoặc bỏ qua các bước cần thiết.

Sử dụng bài tập vượt quá sức: Sử dụng đẩy tạ nặng quá mức hay tập với cường độ quá sức của cơ thể có thể dẫn tới tình trạng cơ thể trở nên không thể kiểm soát được sức lực và dẫn tới các chấn thương không mong muốn.

Không nên lạm dụng luyện tập quá mức tránh ảnh hưởng ngược
Không nên lạm dụng luyện tập quá mức tránh ảnh hưởng ngược

Lạm dụng thời gian tập: Tập quá mức không có thời gian nghỉ hoặc kéo dài bài tập quá mức cho phép có thể dẫn tới việc cơ thể bị chịu áp lực và quá tải.

Không có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chỉ tập trung vận động và không có chế độ dinh dưỡng phù hợp dẫn tới việc đào thải năng lượng quá mức nhưng không được bổ sung dinh dưỡng để kích thích cơ thể phát triển.

Cách phòng tình trạng chấn thương khi tập gym

Một số cách phòng tránh tình trạng chấn thương khi tập gym bạn có thể tham khảo:

  • Khởi động kỹ trước khi tập: Một điều nên nhớ khi bắt đầu các bài tập là nên khởi động cơ thể một cách kỹ càng và cẩn thận để giúp cơ thể được vận động và các cơ quan, xương khớp được giãn ra trước khi bắt đầu tập.
  • Tập đúng kỹ thuật: Nên chú ý tập theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc đúng kỹ thuật để tránh tập các động tác bị sai kỹ thuật gây ra các chấn thương không mong muốn.
  • Chế độ ăn phù hợp: Ngoài luyện tập bạn còn phải chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp để tránh tình trạng cơ thể quá tải nhưng không được bổ sung dinh dưỡng dẫn tới việc suy nhược và kiệt sức trong quá trình tập gym.

Những lưu ý trước và sau khi tập gym

Để quá trình luyện tập gym tránh được những tình trạng chấn thương không mong muốn, bạn cần chú ý một số điều nên và không nên làm trước và sau khi tập gym:

Khởi động kỹ: Nên khởi động cơ thể kỹ càng để bắt đầu bài tập. Việc khởi động kỹ càng này sẽ giúp cho cơ thể được làm nóng và các khớp sẽ được bơm chất nhờn giúp cho quá trình vận động tránh được những chấn thương không mong muốn.

Không nên căng thẳng khi luyện tập: Việc mang tâm lý căng thẳng khi luyện tập gym có thể sẽ khiến bạn bị phân tâm và trở nên chậm chạp cũng như các thao tác không dứt khoát ảnh hưởng tới hiệu quả luyện tập

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cân bằng dưỡng chất khi tập gym
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cân bằng dưỡng chất khi tập gym
  • Ăn uống và ngủ nghỉ đủ giấc: Khi bắt đầu tập gym nên giữ cho cơ thể được thoải mái và có năng lượng tràn trề để quá trình luyện tập được hiệu quả và tránh tình trạng luyện tập không đủ sức dẫn tới các vấn đề sức khỏe không mong muốn.
  • Thư giãn các cơ sau khi tập: Sau khi hoàn thành các bài tập bạn phải thực hiện các bài tập thả lỏng và giãn toàn thân để tránh tình trạng bị co rút cơ bắp.
  • Uống nước sau khi tập: Vì cơ thể mất đi một lượng nước lớn sau khi luyện tập nên cần phải bổ sung nước để cơ thể nhanh chóng tươi tắn lại hơn.
Bổ sung nước sau khi tập gym để cơ thể không bị mất nước
Bổ sung nước sau khi tập gym để cơ thể không bị mất nước

Với những thông tin về các loại chấn thương khi tập gym mà Trẻ Khỏe Đẹp vừa chia sẻ, có thể bạn đã biết thêm nhiều thông tin cần chú ý khi tập gym cũng như nguyên nhân các loại chấn thương. Để khắc phục các tình trạng chấn thương bạn nên trang bị những mẹo vừa chia sẻ và trang phục, phù kiện dành riêng cho tập gym như đai bảo vệ khớp gối, đai bảo vệ khuỷu tay, đai bảo vệ cổ tay, cổ chân… để giúp quá trình luyện tập tránh những chấn thương không mong muốn nhé!

Tác giả: Uyên Phương