Trẻ Khỏe Đẹp
Free ship
Cho đơn hàng trên 600.000đ
Thanh toán
Sau khi nhận hàng
Hotline 24/7
(028) 7309 67 67 - 0388 399 778
0
[[totalItemCart]]
[[product.name]]
[[product.original_price | number]]đ
[[product.price | number]]đ

​​​​​​​Những người không nên ngâm chân

10:35 06/02/2023

Những người không nên ngâm chân bao gồm trẻ đang phát triển, người mang thai, người bị tiểu đường... Bài viết sẽ giúp bạn biết được bệnh gì không được ngâm chân

Những người không nên ngâm chân - Ngâm chân trong bồn nước ấm chắc chắn sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, đặc biệt nếu bạn đã đứng cả ngày. Tuy nhiên, ngâm chân là điều không nên làm đối với một số người. Tiếp tục đọc để biết được đối tượng không nên ngâm chân để tránh gây hại cho sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của việc ngâm chân

Ngâm chân tốt cho sức khỏe tổng thể

Toàn bộ cơ thể đều được kết nối với bàn chân, nghĩa là việc chăm sóc chân sẽ mang lại sức khỏe cho tất cả các cơ quan của cơ thể. Ngâm chân làm tăng nhiệt độ cơ thể tổng thể, có thể làm giảm căng cơ và tinh thần, giảm bớt căng thẳng và tăng hoạt động của bạch cầu. Tất cả những điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.

Chữa lành cơn đau và bệnh tật

Ngâm chân có khả năng giảm đau ở các bộ phận khác của cơ thể ngoài bàn chân. Ngâm chân có khả năng giảm các tình trạng như nhức đầu, đau răng, các vấn đề về gan, chuột rút. Các vấn đề về tuyến tiền liệt, bệnh trĩ, đau nhức khớp và thấp khớp, đổ mồ hôi quá nhiều, tức ngực và các triệu chứng cảm lạnh và cúm như ho, buồn nôn và ớn lạnh.

Ngâm chân làm tăng lưu thông

Ngâm chân bằng nước nóng giúp giảm viêm và kích thích tuần hoàn, đưa máu bị tắc nghẽn đến các mạch máu bị giãn ở bàn chân và cẳng chân.

Ngâm chân làm tăng lưu thông máu ở chân, giúp giảm căng thẳng đau nhức ở chân
Ngâm chân làm tăng lưu thông máu ở chân, giúp giảm căng thẳng đau nhức ở chân

Ngâm chân chống mệt mỏi

Ngâm chân có thể vừa giúp xoa dịu vừa tiếp thêm sinh lực cho cơ thể. Để tăng thêm sức mạnh, hãy thử thêm muối Epsom vào ngâm chân. Muối Epsom dễ dàng được da hấp thụ và bổ sung lượng ion magiê cho cơ thể, loại muối này có tác dụng tăng năng lượng và sức chịu đựng, giảm cáu kỉnh, tăng sự tập trung và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, muối Epsom còn có khả năng khử mùi hôi chân, nấm châm.

Loại bỏ độc tố

Một số chuyên gia tin rằng ngâm chân có khả năng giải độc cơ thể thông qua một quá trình gọi là thẩm thấu ngược, kéo các chất độc có hại ra khỏi cơ thể bạn. 

Giảm trầm cảm và lo âu

Ngâm chân có tác dụng xoa dịu một cách tự nhiên, làm dịu tâm trí và cơ thể trở nên thư thái. Điều này cải thiện chức năng nhận thức, giúp thúc đẩy sự sáng tạo và thói quen làm việc, dẫn đến giấc ngủ ngon hơn và cải thiện tâm trạng tổng thể của bạn. Thêm mùi hương hoặc tinh dầu vào bồn ngâm chân để thư giãn sau một ngày căng thẳng.

Ngâm chân có tác dụng xoa dịu một cách tự nhiên, làm dịu tâm trí và cơ thể trở nên thư thái
Ngâm chân có tác dụng xoa dịu một cách tự nhiên, làm dịu tâm trí và cơ thể trở nên thư thái

Những người không nên ngâm chân là đối tượng nào?

Mặc dù ngâm chân mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với đa số mọi người nhưng vẫn có những người không nên ngâm chân, bao gồm:

Trẻ em trong giai đoạn phát triển

Đối với trẻ em, việc ngâm chân nước nóng lại càng bị cấm, nhất là lứa tuổi đang trong độ tuổi phát triển. Khi ngâm chân vào nước nóng, sẽ làm dây chằng ở chân bị lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, nghiêm trọng hơn còn làm biến dạng tủy sống, có hại cho sự phát triển thể chất sau này. Vì thế trẻ em trong giai đoạn phát triển cũng là những người không nên ngâm chân.

Phụ nữ đang có thai là một trong những người không nên ngâm chân

Phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng giữa thai kỳ tuyệt đối không được ngâm chân. Vì thế thai to, có thể gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu khiến máu từ chân xuống kém. Nếu ngâm chân, kể cả ngâm với thuốc bắc, sẽ gây ra tình trạng ứ trệ ở chi dưới, làm cho máu trở về tim kém, không có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng giữa thai kỳ tuyệt đối không được ngâm chân
Phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng giữa thai kỳ tuyệt đối không được ngâm chân

Người đang cảm thấy quá đói hoặc quá no

Người đang thấy đói hoặc ăn quá nó cũng không nên ngâm chân vì khi đó sẽ làm mạch máu chân nở ra, tăng lượng máu ở chân nhưng làm giảm lượng máu ở đường tiêu hóa. Ngâm chân lúc đói sẽ làm ức chế tiết dịch vị, còn ngâm chân sau ăn no làm giảm máu dạ dày ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Bệnh gì không nên ngâm chân? Người bệnh suy thận, suy tim

Những người mắc bệnh suy thận, suy tim và những bệnh khác có sức khỏe không ổn định không nên ngâm chân. Vì ngâm chân sẽ làm vùng phản xạ của chân bị kích thích, gây phản ứng mạnh có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh suy thận, suy tim là những người không nên ngâm chân.

Người mắc suy giãn tĩnh mạch

Người bệnh gì không được ngâm chân? Việc ngâm chân, đặc biệt là ngâm chân nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ đôi chân của người bị suy giãn tĩnh mạch. Điều này sẽ làm tăng lưu lượng cục bộ, gây trầm trọng bệnh hơn. Do đó những người không nên ngâm chân là người bị suy giãn tĩnh mạch.

Những người không nên ngâm chân là người bị suy giãn tĩnh mạch
Những người không nên ngâm chân là người bị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu là những người không nên ngâm chân

Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu như nôn ra máu, ho ra máu, phân có máu, chảy máu tử cung và chảy máu cơ quan nội tạng khác, xuất huyết não, chảy máu dạ dày có thể bị chảy máu trong cơ thể nếu ngâm và massage chân.

Người có bàn chân đang lạnh

Nếu người đang có bàn chân bị lạnh mà vẫn ngâm chân nước nóng sẽ làm cơ thể đột ngột chuyển đổi nhiệt độ từ lạnh sang nóng, khiến cơ và da không chịu được sự chênh lệch lớn đến hàng chục độ C. Điều này dễ khiến cơ và xương bị bong ra.

Người không nên ngâm chân do vấn đề về da

Một số vấn đề về da như nhiễm nấm sẽ làm suy yếu miễn dịch, tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập khiến chân bị nhiễm trùng. Khi ngâm chân, mao mạch bàn chân bị nở ra, vì thế nhiễm nấm lúc này có thể trở nặng làm tổn thương bàn chân. Vậy những người không nên ngâm chân là người gặp vấn đề về da ở chân.

Những người bị viêm nhiễm hay mắc các vấn đề về da ở chân cũng không nên ngâm chân
Những người bị viêm nhiễm hay mắc các vấn đề về da ở chân cũng không nên ngâm chân

Bệnh nhân chấn thương bàn chân và bị beriberi

Những người không nên ngâm chân bao gồm người bị chấn thương, bỏng da, viêm chân và người bị bệnh beriberi. Bệnh nhân beriberi khi ngâm chân sẽ khiến chân trở nên phồng rộp.

Bệnh nhân thiếu máu cục bộ động mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch chi dưới

Người bệnh thiếu máu cục bộ động mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch chi dưới khi ngâm chân sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, đẩy nhanh lưu thông máu ở cơ quan nội tạng lên bề mặt cơ thể, khiến tim và não bị thiếu oxy. Ngâm chân bằng nước nóng cũng nở động mạch chi dưới nhưng tĩnh mạch không tăng lưu lượng máu gây ứ đọng máu, làm cục máu đông nghiêm trọng hơn.

Một số lưu ý khi ngâm chân để đảm bảo sức khỏe

Nên dùng bồn ngâm chân massage, thau hoặc chậu gỗ để ngâm chân thay vì thau chậu bằng kim loại để tránh phản ứng hóa học có hại sinh ra giữa các loại thảo dược và kim loại.

Có thể dùng thêm muối hạt, chanh, gừng để tăng thư giãn.

Chỉ nên thêm lượng nước cao đến mắt cá chân, tránh đổ quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng thải độc.

Chuẩn bị nước ấm từ 40 đến 45 độ C, gia giảm nhiệt độ trong khoảng này để chân dễ chịu nhất.

Không nên ngâm chân lâu quá 30 phút, thời gian ngâm chân thư giãn tốt nhất là 15 – 20 phút.

Thời gian thực hiện ngâm chân thư giãn tốt nhất là 15-20 phút, lâu nhất không quá 30 phút.

Thử massage lòng bàn chân khoảng 3 đến 5 phút để cải thiện lưu thông máu, giúp ngủ ngon hơn.

Thời gian ngâm chân thư giãn tốt nhất là 15 – 20 phút
Thời gian ngâm chân thư giãn tốt nhất là 15 – 20 phút

Bài viết trên đã giúp bạn biết được những người không nên ngâm chân để tránh gây hại sức khỏe. Trẻ Khỏe Đẹp chúc bạn thật nhiều niềm vui và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc!