Móng chân mọc ngược sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khiến bạn di chuyển khó khăn. Nghiêm trọng hơn, nó sẽ gây ra nhiễm trùng, xuất hiện mủ và làm hoại tử bàn chân
Móng chân mọc ngược còn gọi là móng quặp là tình trạng thân móng không mọc thẳng và quặp lại như móng vuốt. Khi móng phát triển dài sẽ cắm sâu vào thịt ở hai bên khóe ngón chân gây ra cảm giác đau nhức, ảnh hưởng đến việc di chuyển. Nếu tình trạng này không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu. Hãy cùng Trẻ Khỏe Đẹp tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng móng chân mọc ngược nhé!
Móng chân mọc ngược là như thế nào?
Móng chân mọc ngược là tình trạng móng chân thay vì mọc thẳng và dài ra phía trước thì lại mọc ngang và đâm vào thịt hoặc vùng da xung quanh móng. Móng chân mọc ngược có thể xảy ra với bất kỳ ngón chân nào nhưng ngón chân trái thường hay mắc phải tình trạng này nhất.
Đối tượng thường gặp tình trạng móng chân mọc ngược thường xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi. Trẻ em gặp phải tình trạng này vì thường cắt móng chân không đúng cách hoặc mang giày dép quá chật sẽ khiến ngón chân của trẻ bị gò bó và chèn ép.
Đối với người lớn tuổi hiện tượng móng chân mọc ngược xảy ra do móng chân sẽ có xu hướng dày hơn theo tuổi tác. Từ đó, dẫn đến tình trạng móng chân mọc người đâm vào da thịt, gây đau nhức.
Làm cách nào để biết móng chân mọc ngược
Làm thế nào để biết được tình trạng móng chân mọc ngược đâm vào thịt? Các dấu hiệu để nhận biết tình trạng móng chân mọc ngược dễ bắt gặp nhất bạn nên biết:
- Phần da ở rìa móng chân đỏ và sưng
- Khi di chuyển sẽ cảm thấy đau nhức ở phần ngón chân, di chuyển khó khăn hơn bình thường.
- Nếu tình trạng móng chân mọc ngược đang diễn ra, móng chân sẽ bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc dịch chảy ra.
- Bên cạnh đó, tình trạng móng chân mọc ngược còn xảy ra ở những yếu tố như: ngón chân phồng rộp có chứa chất lỏng màu trắng hoặc vàng, vùng da xung quanh bị mẩn đỏ, ngón chân có mùi,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng chân mọc ngược đâm vào thịt
Móng chân mọc ngược sẽ xảy ra bởi tác động ngoại lực và nội lực. Ngoại lực là sự tác động bên ngoài không có sự tham gia của cơ thể. Đối với nội lực là do sự phát triển và thay đổi của chính ngón chân. Hai lực này cần được cân bằng để mang đến sự phát triển ổn định cho móng chân. Một số ngoại lực tác động gây nên hiện tượng móng chân mọc ngược đâm vào thịt gây đau nhức bạn có thể tham khảo:
Mang giày dép quá chật
Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi vị thành niên. Khi kích thước bàn chân tăng dần theo thời gian thì bạn cũng nên chọn những kích cỡ giày/dép phù hợp.
Chấn thương nhỏ nhưng tái phát nhiều lần
Nếu bạn thường xuyên chơi các môn thể thao phải di chuyển nhiều như: chạy bộ, bóng rổ, khiêu vũ,... bạn nên chọn cho mình một đôi giày phù hợp, có độ êm ái và không gây đau chân trong suốt thời gian sử dụng.
Móng chân cắt quá ngắn
Khi cắt móng chân quá ngắn, móng chân sẽ mất đi định hướng phát triển ban đầu gây ra hiện tượng móng chân mọc ngược đâm vào thịt.
Mắc một số bệnh lý
Nấm móng, béo phì, đái tháo đường, suy tim, suy thận, viêm khớp bàn ngón chân mãn tính, suy giãn tĩnh mạch,...
Đối với hiện tượng móng chân mọc ngược do bệnh lý, bạn cần phải chú trọng về chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và phải thường xuyên theo dõi bệnh tình mỗi ngày.
VD: Nếu bạn đang gặp tình trạng béo phì, đái tháo đường thì nên theo dõi các chỉ số đường huyết và mỡ máu mỗi ngày bằng máy BeneCheck (máy đo đường huyết, mỡ máu, gout 3 trong 1).
Mắc các bệnh bẩm sinh
Các bệnh bẩm sinh về bàn chân như: Bàn chân bẹt, ngón cái bị vẹo ra ngoài. Bàn chân có hình dạng khác do di truyền (VD: móng chân hình càng cua).
Cách cắt móng chân mọc ngược đâm vào thịt
Để chữa tình trạng móng chân mọc ngược thì trước tiên bạn cần xem xét mức độ nghiêm trọng của móng chân. Nếu ngón chân bạn đang có dấu hiệu sưng đỏ, phồng rộp, xuất hiện mủ thì bạn nên đến bác sĩ để được vệ sinh và làm sạch phần mủ đó đi.
Nếu móng chân đang phát triển và có dấu hiệu mọc ngược bạn nên thực hiện cắt móng chân trước khi nó dài ra với các bước như sau:
- Trước khi cắt móng chân bạn cần ngâm móng chân trong nước nóng hoặc sử dụng kem làm mềm móng để có thể dễ cắt hơn.
- Cắt móng theo chiều ngang, tuyệt đối không được cắt theo hình tròn. Bạn nên sử dụng bộ dụng cụ chăm sóc móng để có thể dễ dàng kiểm soát thao tác của mình. Nếu móng chân bạn quá dày, bạn nên dùng đồ mài móng mài bỏ lớp móng rồi sau đó hãy dùng đồ bấm móng loại bỏ phần còn lại thay vì dùng kéo cắt.
- Không nên cắt móng chân quá ngắn, khi cắt bạn nhớ để lại một phần màu trắng cuối cùng.
- Đây là những thông tin bạn cần biết để chữa móng chân mọc ngược để không xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn giữ bàn chân thật sạch sẽ để không mắc các bệnh lý khác.
Cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết “Móng chân mọc ngược đâm vào thịt chữa như thế nào” của Trẻ Khỏe Đẹp. Chúng tôi hy vọng nội dung trên hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe nhé!