Máy đo huyết áp là thiết bị y tế thường sử dụng để đo lượng huyết áp tăng giảm trong một thời gian nhất định. Hiện nay có nhiều dòng máy đo huyết áp như Boso,..
Máy đo huyết áp nào tốt và hướng dẫn sử dụng? Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị y tế được sử dụng nhiều ở các hộ gia đình để theo dõi tình trạng huyết áp nhanh chóng ngay tại nhà cho tất cả thành viên trong nhà. Với bài viết “Máy đo huyết áp nào tốt và hướng dẫn sử dụng” dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về máy đo huyết áp điện tử tại nhà và lựa chọn thiết bị đo huyết áp phù hợp với gia đình mình.
Máy đo huyết áp là gì?
Máy đo huyết áp là thiết bị y tế được sử dụng với mục đích đo lượng huyết áp tăng, giảm trong thời gian nhất định. Trên thị trường hiện nay, có hai loại máy đo huyết áp đó là: máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử. Thông thường, chỉ số được đo bằng dao động và sử dụng thuật toán để phân tích đưa chỉ số trên màn hình.
Tại sao cần phải đo huyết áp
Bệnh lý cao huyết áp, huyết áp thấp được xem là bệnh lý nguy hiểm thầm lặng, bởi vì đây là những bệnh lý có triệu chứng ban đầu không rõ ràng nhưng lại mang đến hậu quả cho người bệnh thường rất nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Những nguy cơ nguy hiểm từ bệnh lý cao huyết áp / hạ huyết áp đều có thể kiểm soát tốt bằng việc đo huyết áp hằng ngày. Việc đo huyết áp hằng ngày giúp bạn kiểm soát được tình trạng huyết áp của mình và đưa ra phương pháp ăn uống, tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại.
Đối tượng nào cần đo huyết áp
Đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn nắm được chỉ số huyết áp của mình và đưa ra những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng sau đây cần được kiểm soát huyết áp hằng ngày:
- Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch: huyết áp thường ảnh hưởng bởi hoạt động co bóp của tim, với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch cần được đo lường huyết áp hằng ngày để tránh những biến chứng không đáng có.
- Phụ nữ mang thai: thường có nguy cơ tiền sản giật nếu có huyết áp cao hoặc thấp nên cần đo lường huyết áp mỗi ngày để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.
- Người có tiền sử về huyết áp: với những bệnh nhân có tiền sử về huyết áp cần được đo lường huyết áp hằng ngày để theo dõi và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các y bác sĩ.
- Ngoài ra với những bệnh nhân đang mắc phải những bệnh lý sau đây cần đo lường huyết áp mỗi ngày như: người thiếu hụt folate, người mắc các bệnh liên quan nội tiết tố, người đang nhiễm trùng nặng, dị ứng nặng, …
Đo lường kiểm soát huyết áp hằng ngày giúp bạn và các thành viên trong gia đình kiểm soát được tình trạng huyết áp của mình để đưa ra những biện pháp phòng tránh kịp thời. Giảm được những nguy cơ nguy hiểm về sức khỏe.
Có mấy loại máy đo huyết áp
Để trả lời cho câu hỏi máy đo huyết áp loại nào tốt? Thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ về từng loại máy đo huyết áp đang được bán trên thị trường. Hiện nay có hai loại máy đo huyết áp giúp đo lường chỉ số huyết áp được sử dụng thông dụng nhất là:
Máy đo huyết áp tự động
Máy đo huyết áp tự động còn được gọi là máy đo huyết áp điện tử, là dòng máy được sử dụng nhiều ở các hộ gia đình. Máy có cấu tạo dễ sử dụng, người lớn tuổi vẫn có thể sử dụng máy đo huyết áp điện tử thông thạo.
Máy đo huyết áp điện tử thuộc thế hệ sau so với máy đo huyết áp cơ, cơ chế của máy đo điện tử phụ thuộc vào các cảm ứng điện và pin. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình hiển thị dưới dạng số trên màn hình điện tử, người dùng có thể theo dõi chỉ số huyết áp của mình trên màn hình hiển thị.
Thông thường, máy đo huyết áp điện tử có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bất kỳ đâu tạo sự thuận lợi cho người sử dụng. Đây là dòng máy dễ sử dụng, người lớn tuổi vẫn có thể sử dụng một mình khi không có người giúp đỡ.
Máy đo huyết áp cơ
Máy đo huyết áp cơ là thiết bị đo huyết áp truyền thống được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện, phòng khám. Đây là dòng máy đòi hỏi người sử dụng có kinh nghiệm chuyên môn vì thao tác sử dụng khá phức tạp. Cần được thực hiện thao tác đúng mới có thể đưa ra chỉ số đo lường huyết áp chính xác được.
Máy đo huyết áp cơ gồm có: bóng bơm hơi, vòng bít quấn trên cánh tay và đồng hồ đo huyết áp. Là dòng máy có độ bệnh cao và kết quả đo chính xác cao. Tuy nhiên, người thực hiện đo phải có chuyên môn hoặc được thực hiện đo bởi các y tá, bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp
Đối với những bệnh nhân cần kiểm tra huyết áp hằng ngày thì máy đo huyết áp điện tử là thiết bị y tế phù hợp nhất nhờ vào sự thông dụng và dễ dàng thao tác sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp đơn giản giúp người sử dụng dễ dàng thực hiện:
Dụng cụ cần thiết cho việc đo huyết áp
Trước khi thực hiện thao tác đo huyết áp bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như sau:
- Vòng bít ( vòng băng hơi): bạn nên lựa chọn loại vòng bít có kích thước phù hợp với bắp tay của người đo để có kết quả đo chính xác nhất.
- Ống nghe mạch đập: sẽ có tác dụng theo dõi mạch đập của người bệnh trong quá trình đo.
- Máy đo huyết áp (huyết áp kế): máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ, máy đo điện tử, …
Để đo lường chỉ số huyết áp ngay tại nhà nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn dòng máy đo huyết áp điện tử với cách thao tác sử dụng dễ dàng. Việc đo huyết áp tại nhà bằng máy đo điện tử giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình và tiết kiệm chi phí, thời gian cho việc di chuyển để đến phòng khám kiểm tra huyết áp.
Nguyên lý đo huyết áp
Khi đo huyết áp người bệnh cần thực hiện đúng thao tác đo, với vòng bít cần được quấn chặt vào bắp tay và được bơm căng. Vòng bít được quấn chặt sẽ làm tạm thời đập của động mạch, sau đó vòng bít sẽ từ từ xả hơi ra khỏi túi khí và quan sát chỉ số huyết áp trong đó:
- Huyết áp tâm thu: là chỉ số được ghi nhận ở thời điểm máu lưu thông khi giảm dần sức ép trong túi hơi.
- Huyết áp tâm trương: là chỉ số được ghi nhận ở thời điểm máu được lưu thông tự do khi túi hơi không còn sức ép.
Hướng dẫn các bước đo huyết áp
Khi thực hiện thao tác đo huyết áp tại nhà, cơ sở y tế hay bệnh viện bạn cũng cần tuân thủ theo quy trình như sau:
Trước khi đo: bạn cần thả lỏng cơ thể trước khi đo trong khoảng 15 phút và không được sử dụng các chất kích thích như: trà, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, …
Trong khi đo:
- Tư thế đo: ngồi tựa lưng trên ghế và duỗi thẳng cánh tay trên mặt bàn, phần khuỷu tay cần đặt ngang với tim. Cũng có những trường hợp cần đứng để thực hiện phương pháp đo huyết áp như: những bệnh nhân bệnh tiểu đường để kiểm tra xem có gặp phải hiện tượng hạ huyết áp tư thế hay không.
- Thực hiện đo: bạn cần quấn vòng bít đủ chặt, áp lực kế trên mặt đồng hồ phải giữa mức 0. Bơm khí vào vòng bít cần được liên tục và không được dừng lại. Sau khi đã bơm đủ hơi vào vòng bít bạn cần xả hơi ở tốc độ từ 2 - 3mmHg/nhịp cho đến khi kim chạm đến vạch số 0. Với lần đo đầu tiên nên thực hiện ở cả hai tay, nếu kết quả một bên tay có chỉ số cao hơn tay còn lại, hãy lấy kết quả đó là cột mốc so sánh cho lần đo tiếp theo.
Các chỉ số trên máy đo huyết áp thể hiện điều gì?
Chỉ số được hiển trị trên máy đo huyết áp là thuật ngữ dùng để mô tả sức mạnh mà máu đẩy vào hai bên động mạch khi có lực bơm đi khắp cơ thể.
Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) và thể hiển dưới hai dạng số sau:
- Huyết áp tâm thu (số hiển thị đầu tiên): là chỉ số thể hiện áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập là bao nhiêu.
- Huyết áp tâm trương (số hiển thị thứ hai): là chỉ số của lực máu tác động lên thành động mạch trong khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Con số cao nhất sẽ là huyết áp tâm thu và được hiển thị đầu tiên trên màn và con số thứ hai sẽ là huyết áp tâm trương. Ví dụ như: 120/80 hoặc 180/80mmHg. Trong đó 120mmHg là huyết áp tâm thu và 80mmHg là huyết áp tâm trương.
Nên mua máy đo huyết áp nào?
Trên đây là hai loại máy đo huyết áp được sử dụng nhiều nhất, cả hai đều có công dụng đo lường chỉ số huyết áp cho bệnh nhân. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về việc nên mua máy đo huyết áp loại nào? Thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tùy theo mục đích sử dụng của mình. Lựa chọn máy đo huyết áp điện tử cho đối tượng người lớn tuổi sử dụng và máy đo huyết áp cơ cho người có chuyên môn để có thể thao sử dụng đo huyết áp dễ dàng.
Tuy nhiên, dòng máy đo huyết áp điện tử ngày nay được lựa chọn nhiều nhất nhờ tính năng dễ dàng sử dụng và thao tác đơn giản nên đây là sự lựa chọn ưu tiên đối với những gia đình có người lớn tuổi.
Giá máy đo huyết áp điện tử
Giá đo huyết áp được phụ thuộc và nhiều yếu tố và chức năng, công nghệ được ứng dụng vào sản phẩm. Tên tuổi thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định giá thành của máy đo huyết áp.
Trên thị trường hiện nay, mức giá máy đo huyết áp điện tử sẽ giao động từ 600.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ. Bạn có thể tham khảo một số giá máy đang được bán chạy tại Trẻ Khỏe Đẹp:
Sản phẩm |
Giá bán tham khảo |
Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) |
850.000đ |
Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X |
1.180.000đ |
Mua máy đo huyết áp ở đâu?
Bạn có mua máy đó huyết áp tại Trẻ Khỏe Đẹp với đội ngũ tư vấn tận tình trước và sau khi mua hàng. Đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại Trẻ Khỏe Đẹo luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
Tại Trẻ Khỏe Đẹp luôn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với dòng sản phẩm máy đo huyết áp, quý khách hàng có thể mua sắp sản phẩm với giá tốt nhất thị trường.
Trên đây là những chia sẻ về “Máy đo huyết áp nào tốt và hướng dẫn sử dụng” mà Trẻ Khỏe Đẹp muốn gửi đến khách hàng, nhầm giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm máy đo huyết áp và đưa ra lựa chọn dòng máy phù hợp với từng mục đích sử dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết trên, hy vọng nội dung bài viết hữu ích với bạn.