Trẻ Khỏe Đẹp
Free ship
Cho đơn hàng trên 600.000đ
Thanh toán
Sau khi nhận hàng
Hotline 24/7
(028) 7309 67 67 - 0388 399 778
0
[[totalItemCart]]
[[product.name]]
[[product.original_price | number]]đ
[[product.price | number]]đ

Cần làm gì khi lên cơn đau tim?

04:23 18/11/2021

Khi lên cơn đau tim chúng ta nên làm gì? Xem ngay để biết bạn cần làm gì khi lên cơn đau tim, những cách xử lý kịp thời sẽ tăng cơ hội sống sót bạn và người thân

Nhiều người lo lắng về việc sẽ phải trải qua một cơn đau tim trong đời. Mặc dù một cơn đau tim có thể gây chết người, nhưng vẫn có rất nhiều người sống sót sau những cơn đau tim hàng năm. Theo dõi bài viết sau đây, Trẻ Khỏe Đẹp chia sẻ đến bạn cần làm gì khi lên cơn đau tim, những cách xử lý kịp thời sẽ tăng cơ hội sống sót của bạn và người thân xung quanh.

Cần làm gì khi lên cơn đau tim
Cần làm gì khi lên cơn đau tim

Dấu hiệu của một cơn đau tim

Hầu hết thời gian, các cơn đau tim bắt đầu từ từ chỉ với cảm giác khó chịu và đau nhẹ, là dấu hiệu cảnh báo trước khi chúng tấn công. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy tự gọi hoặc nhờ ai đó gọi cấp cứu ngay lập tức. Một số dấu hiệu của một cơn đau tim:

  • Khó chịu ở ngực, đặc biệt là vùng trung tâm, kéo dài hơn vài phút hoặc xuất hiện rồi mất đi một vài lần. Cảm giác khó chịu có thể giống như nặng, đầy, bóp hoặc đau.

  • Khó chịu ở các bộ phận trên cơ thể như cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày. Cảm giác này có thể giống như đau hoặc khó chịu chung.

  • Khó thở. Điều này có thể kèm theo hoặc không kèm theo khó chịu ở ngực.

  • Cảm giác bất thường như đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, choáng váng hoặc chóng mặt. Phụ nữ có nhiều khả năng gặp các loại triệu chứng này hơn nam giới.

Hãy lưu ý những dấu hiệu trên để kịp thời xử lý khi chúng xuất hiện
Hãy lưu ý những dấu hiệu trên để kịp thời xử lý khi chúng xuất hiện

Chúng ta cần làm gì khi lên cơn đau tim

Gọi xe cấp cứu

Nếu những người khác có ở xung quanh, hãy bảo họ ở lại với bạn cho đến khi nhân viên y tế khẩn cấp đến. Gọi cấp cứu thường là cách nhanh nhất để được chăm sóc khẩn cấp, thay vì nhờ ai đó chở bạn đến bệnh viện trên xe của họ.

Nhanh chóng gọi xe cấp cứu 115
Nhanh chóng gọi xe cấp cứu 115

Nới rộng quần áo

Bạn hãy ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, đầu và vai được nâng đỡ nhẹ nhàng. Nới rộng quần áo, cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, không hoảng loạn.

Sử dụng máy khử rung tim nếu có

Nếu bạn đang ở trong một không gian công cộng như cửa hàng, trường học, thư viện hoặc nơi làm việc, rất có thể bạn sẽ có sẵn máy khử rung tim.

Máy khử rung tim là loại thiết bị mà nhân viên y tế sử dụng để hồi sinh những người đang trải qua cơn đau tim. Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo khi bắt đầu cơn đau tim, hãy hướng dẫn người gần đó tìm máy khử rung tim gần nhất. Máy khử rung tim đi kèm với hướng dẫn dễ sử dụng, vì vậy mọi người vẫn có thể giúp bạn nếu cơn đau tim xảy ra.

Dùng aspirin

Khi bạn vẫn còn tỉnh táo, hãy dùng một liều aspirin bình thường (325 miligam) nếu bạn có sẵn một viên. Aspirin hoạt động bằng cách làm chậm khả năng đông máu. Trong cơn đau tim, aspirin làm chậm quá trình đông máu và giảm thiểu kích thước của cục máu đông có thể đã hình thành. Khi sử dụng aspirin bạn cần chú ý không sử dụng khi dị ứng với các thành phần của thuốc.

Aspirin giúp làm chậm khả năng đông máu
Aspirin giúp làm chậm khả năng đông máu

Sử dụng thuốc đau tim của người bệnh

Nếu đang bị bệnh tim và đã được bác sĩ kê đơn thì khi lên cơn đau tim bạn hãy uống thuốc tim của mình theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tim mạch của người khác vì tình trạng mỗi người là khác nhau, sử dụng không đúng sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Làm thế nào để giảm các yếu tố gây đau tim?

Mặc dù bạn không thể kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ đau tim, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính (nam giới có nguy cơ cao hơn) và di truyền, nhưng có một số yếu tố bạn có thể kiểm soát. Để ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim:

  • Ngừng hút thuốc và giảm thiểu tiếp xúc với khói thuốc.

  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu cao và huyết áp cao của bạn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân, dùng thuốc hoặc kết hợp những việc này.

  • Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày.

  • Kiểm soát cân nặng nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.

  • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy chăm sóc bằng cách tuân thủ kế hoạch điều trị và quản lý lượng đường trong máu của bạn.

  • Giải quyết căng thẳng trong cuộc sống của bạn bằng cách thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, yoga hoặc tư vấn tâm lý nếu cần.

  • Hạn chế uống rượu.

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, giàu nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn uống lành mạnh giảm các yếu tố gây đau tim
Chế độ ăn uống lành mạnh giảm các yếu tố gây đau tim

Trekhoedep.vn hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn trong việc ngăn ngừa và biết làm gì khi lên cơn đau tim. Chúc bạn nhiều sức khỏe và niềm vui!