Trẻ Khỏe Đẹp
Free ship
Cho đơn hàng trên 600.000đ
Thanh toán
Sau khi nhận hàng
Hotline 24/7
(028) 7309 67 67 - 0388 399 778
0
[[totalItemCart]]
[[product.name]]
[[product.original_price | number]]đ
[[product.price | number]]đ

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và nhầy khi đi ngoài

09:27 24/02/2021

Nếu trẻ có hiện tượng đi ngoài sủi bọt nhưng vẫn ăn khỏe, ngủ tốt, tăng cân, không bệnh tật thì cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng

Tạp chí Trẻ Khỏe Đẹp giải đáp các thắc mắc cho các mẹ đang chăm con dưới 1 tuổi những vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt hoặc đi ngoài ra bọt kèm nhầy là những nguyên nhân và cách chữa, cùng xem nhé

Tại sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Đối với trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, mỗi ngày bé thường đi ngoài sau mỗi cữ bú, thường giao động từ 5 – 7 lần, phân lỏng, xì xoẹt và có dấu hiệu sủi bọt. Với những người lần đầu làm mẹ, hiện tượng đi ngoài sủi bọt không phải do bệnh lý mà là một chuyện hoàn toàn bình thường.

Cấu tạo đường ruột và đường tiết niệu của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Nếu bé chỉ bú mẹ thì trẻ sẽ đi ngoài rất nhiều lần, phần thường có màu vàng hoa cải, bị lẫn nước, sủi bọt. Còn nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài thì số đại tiện sẽ ít hơn, cứng và có mùi. Sự khác biệt này đó là sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện hết chức năng.

Nếu trẻ có hiện tượng đi ngoài sủi bọt nhưng vẫn ăn khỏe, ngủ tốt, tăng cân, không bệnh tật thì cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng, không nên tự ý mua thuốc tiêu hóa, thuốc cam, … vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Qua thời gian, đường tiêu hóa sẽ dần hoàn thiện, bé đi ngoài sẽ không còn hiện tượng sủi bọt nữa. Nếu can thiệp quá nhiều, bố mẹ có thể biến một em bé khỏe mạnh thành một em bé đau ốm.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng đi ngoài sủi bọt kèm theo những dấu hiệu khác thường như sụt cân, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, … thì đây lại là một vấn đề cần lo lắng.

Trường hợp bé tiêu chảy sủi bọt xảy ra có thể là một trong những nguyên nhân sau:

  • Hệ tiêu hóa yếu, chưa hoàn thiện dẫn đến đi ngoài sủi bọt
  • Trẻ uống những loại sữa khó tiêu hóa, dẫn đến đi ngoài xì xoẹt, lỏng bỏng, sủi bọt
  • Trẻ bị đầy hơi, khí thoát ra ngoài theo phân
  • Mẹ đang sử dụng các loại thuốc tiêu chảy, tiêu hóa, … làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Trẻ ăn thức ăn khó tiêu hóa trong khi chưa đủ lớn gây ra bệnh tiêu chảy.
  • Chế độ ăn của mẹ có những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên, xào, …

Một số phụ huynh khi con xuất hiện tình trạng tiêu chảy, xét nghiệm phân của bé phát hiện ra nấm thì nghĩ rằng trẻ bị tiêu chảy do nấm. Tuy nhiên, các bố mẹ cần biết bất kỳ loại phân nào cũng chứa nấm nên bố mẹ phải xem loại nấm đó có phải nấm gây hại và là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy không. Chính vì vậy, khi trẻ có tình trạng đi ngoài khác lạ, hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Cách chữa bệnh bé đi ngoài ra bọt mẹ nên biết

Theo kinh nghiệm của bác sĩ lee Khi bé gặp tình trạng tiêu chảy sủi bọt, mẹ cần xác định đúng nguyên gây bệnh để tìm cách giải quyết.

Với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Những thực phẩm mẹ nên ăn là rau xanh, hoa quả, sữa chua, sinh tố, … để tăng cường vitamin và khoáng chất. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ vì đây là những đồ khó tiêu, có thể làm trẻ bị tiêu chảy.

Với trẻ được nuôi bằng sữa công thức, tình trạng đi ngoài sủi bọt sẽ ít hơn so với bú thường vì hệ thống tiêu hóa của bé cần thời gian thích nghi. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài mẹ nên thay đổi sang thương hiệu sữa khác. Nên chọn những loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.

Khi bé bị tiêu chảy sủi bọt, việc quan trọng nhất mẹ cần làm đó là bù nước cho bé bằng cách cho bú nhiều lần trong ngày. Ngoài việc cho bú sữa, mẹ có thể bổ sung thêm nước hoặc điện giải để đảm bảo bé không bị mất nước. Tuy nhiên nên tìm hiểu kỹ thông tin và hỏi bác sĩ trước nếu muốn cho trẻ uống nước.

Nếu trẻ chỉ đi ngoài khoảng 4 lần/ngày, vẫn tăng cân đều và không quấy khóc thì mẹ có thể yên tâm vì đây là tình trạng bình thường, sẽ tự biến mất sau một thời gian.

Nếu mẹ vừa đổi sữa công thức, hãy đợi một thời gian để hệ thống tiêu hóa của bé thích nghi với loại sữa mới. Nếu bé vẫn đi ngoài sủi bọt thì có thể loại sữa này không phù hợp với bé.

Trong trường hợp điều trị tại nhà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn thì mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế khám nếu có những triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy kèm theo sốt
  • Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
  • Tiêu chảy kéo dài không khỏi
  • Bé mệt mỏi, bỏ bú
  • Phân có lẫn máu

Xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt và nhầy

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt và nhầy có thể do nguyên nhân đường ruột của bé bị kích thích do chưa tiêu hóa hết chất đường trong sữa.

Hiện tượng này xảy ra do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa thể hấp thụ khó tiêu như lactose. Nguyên nhân có thể do sữa công thức của bé hoặc do thực đơn ăn uống của mẹ hoặc sữa công thức.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn ăn uống, giảm lượng tinh bột, đường sữa, đồ chiên rán, … thay vào đó là những thực phẩm như rau quả, trái cây, sữa chua, sinh tố, nước ép để bổ sung vitamin và chất khoáng.

Nếu nguyên nhân do sữa của bé, hãy thay đổi sang loại khác không có lactose.

Một số gợi ý

Sữa Friso

Là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Hà Lan. Sữa Friso có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như DHA, AA, vitamin A và các lợi khuẩn Probiotic, Prebiotic, Nucleotides. Sữa Friso có vị nhạt, dễ tiêu hóa, không làm bé gặp các vấn đề như đầy bụng, táo bón, khó tiêu.

Sữa Meiji

Sữa Meiji là một dòng sữa mát đến từ Nhật Bản. Trong thành phần sữa Meiji có chứa Nucleotides, một chất có trong sữa mẹ cung cấp protein, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời gia tăng sản xuất vi khuẩn có lợi phù hợp cho trẻ bị táo bón.

Sữa Enfagrow

Sữa bột Enfagrow có công thức và thành phần gần giống với sữa mẹ. Sản phẩm có nguồn gốc đạm (protein) thủy phân giúp trẻ dễ tiêu hóa với hàm lượng lactose loại bớt 80% vừa đủ cho trẻ thích nghi. Sữa Enfagrow là giải pháp giúp cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng đi ngoài sủi bọt và nhầy ở bé:

  • Mẹ đang dùng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng
  • Trẻ bị nóng trong dẫn đến ăn uống khó tiêu
  • Bình sữa, núm vú không được vệ sinh kỹ
  • Bé đang uống kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác làm kích thích hệ tiêu hóa.
Tác giả: Hoài Nam