Trẻ Khỏe Đẹp
Free ship
Cho đơn hàng trên 600.000đ
Thanh toán
Sau khi nhận hàng
Hotline 24/7
(028) 7309 67 67 - 0388 399 778
0
[[totalItemCart]]
[[product.name]]
[[product.original_price | number]]đ
[[product.price | number]]đ

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em không thể bỏ qua

03:43 25/02/2021

Tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác

Tay chân miệng không còn là bệnh lý mới và đã có nhiều thông tin về căn bệnh này đã được chia sẻ rộng rãi, tuy vậy không phải bậc cha mẹ nào cũng kịp cập nhật thông tin mới nhất về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách chữa trị. Sau đây, hãy cùng Trẻ Khỏe Đẹp tìm hiểu dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì nhé!

bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là gì? Vì sao trẻ em có nguy cơ mắc cao

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc thông thường.

Bệnh rất hay gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Lý do vì hệ miễn dịch của các bé còn khá non nớt nên không có khả năng chống đỡ lại tác nhân gây bệnh. Trên thực tế, bệnh vẫn có thể gặp ở trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành. Theo các chuyên gia, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt tăng vào giai đoạn từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch từ nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh. Về cơ bản, bệnh tay chân miệng không mấy nguy hại và có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ không được chăm sóc tốt thì rất có khả năng gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… bé sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này.

Yếu tố khác khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh cá nhân kém tạo ra nhiều cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với nhiều người nơi công cộng sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh, do tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu tương tự như bệnh cảm cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ bị sốt và có dấu hiệu ngừng ăn uống hoặc không muốn động đến thức ăn thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ
  • Bồn chồn
  • Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình
  • Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước dãi liên tục vì đau họng
  • Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

vệ sinh sạch sẽ đề phòng bệnh tay chân miệng

Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ ​​3 – 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc nhận biết được các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hãy theo dõi Trẻ Khỏe Đẹp để được chia sẻ thông tin, kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp!

Tác giả: Hoài Nam