Trẻ Khỏe Đẹp
Free ship
Cho đơn hàng trên 600.000đ
Thanh toán
Sau khi nhận hàng
Hotline 24/7
(028) 7309 67 67 - 0388 399 778
0
[[totalItemCart]]
[[product.name]]
[[product.original_price | number]]đ
[[product.price | number]]đ

Ăn Như Thế Nào Để Khỏi Lo Đau Dạ Dày

07:10 08/02/2021

Chế độ ăn uống lành mạnh phản ánh một sức khỏe thịnh vượng và chắc chắn bạn sẽ không bị đau dạ dày.

Hiện nay, vì nhiều lý do, con người ít quan tâm đến chế độ ăn uống nên đã dẫn đến đau dạ dày. Một số bệnh nhân dễ lâm vào bệnh nặng hơn chỉ vì lơ là không quan tâm đến chế độ ăn cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh.

đau dạ dày thì ăn thế nào

Ăn như thế nào để phòng bệnh đau dạ dày 

Đối với người đau dạ dày, chế độ ăn uống cũng quan trọng chẳng khác gì việc điều trị bệnh. Vì thế, người đau dạ dày cần nắm vững nguyên tắc ăn uống này để việc điều trị hiệu quả. 

Không được để bụng đói

Người đau dạ dày khác với người bình thường ở chỗ họ luôn có cảm giác đói bụng, dù đôi khi chưa tới giờ ăn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn bỏ qua việc ăn uống đúng giờ giấc. Việc tuân thủ các bữa đủ trong các khung giờ là một trong những nguyên tắc đầu tiên trong chế độ dinh dương dành cho người đau dạ dày. Đặc biệt, người đau dạ dày nên ăn vừa đủ no, không nên quá no hoặc quá ít.

Việc ăn quá no hoặc quá ít sẽ làm tăng áp lực lớn lên dạ dày, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên có cảm giác đói, hãy luôn chuẩn bị bên mình một ít thức ăn. Không được để bụng đói là nguyên tắc bạn cần nhớ. Nếu để bụng đói, axit dạ dày sẽ tiết ra gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Ăn càng chậm, nhai càng kĩ càng tốt

Từ nhỏ, cha mẹ bảo bạn phải “ăn chậm, nhai kĩ”, tuy nhiên, bạn mải thưởng thức các món ngon mà quên mất quy tắc này. Mãi đến khi lớn lên, theo thói quen cũ, bạn ăn mà không suy nghĩ gì. Cho đến khi bệnh đau dạ dày làm cuộc sống bạn đảo lộn, bạn mới nhận ra, bản thân đã sai lầm ra sao. Thực ra việc ăn chậm nhai kĩ lại rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe dạ dày. 

Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, cơ thể sẽ được thông báo cung cấp thức ăn và chuẩn bị thời gian cho quá trình tiêu hóa. Càng nhai kĩ, nước bọt tiết ra trong thức ăn càng nhiều hơn. Trong nước bọt có chứa các thành phần enzim quan trọng, góp phần giảm tải công đoạn trong quá trình tiêu hóa. Nhai kĩ từng miếng càng giúp đơn giản hóa quá trình tiêu hóa thức ăn vào ruột.

Thức ăn được nhập vào bụng với kích thước nhỏ hơn, giảm thiểu lượng khí nuốt vào, giảm thiểu cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng khi ăn. Ngược lại, ăn miếng quá to khiến cho thức ăn khó di chuyển qua đường tiêu hóa. Nhai kĩ cũng giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thụ thức ăn vào cơ thể. 

Hạn chế thực phẩm chiên rán

Nguyên nhân vì các thực phẩm này khi đưa vào dạ dày không dễ tiêu hóa, vì thế sẽ gây gánh nặng đối với quá trình tiêu hóa của dạ dày. Ít ai biết nếu ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe. 

đề phòng đau dạ dày ăn uống khoa học

Chọn thực phẩm mềm, dễ hấp thu

Như đã nói ở trên, khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động kém hơn hẳn so với người bình thường. Vì thế, bạn nên lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ dàng hấp thu. Điều này sẽ giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng, không gặp áp lực, giảm thiểu cơn đau. Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm như súp, cháo, canh,… Lưu ý cần phải thái nhỏ thức ăn trước khi nấu. Nếu không có thời gian hầm kỹ, bạn nên luộc, hấp, om hơn các món xào, rán, chiên. 

Tránh các thực phẩm chua cay

Nguyên nhân gây ra đau dạ dày là do sự viêm loét dạ dày tá tràng. Những thực phẩm chua, chứa nhiều axit đều là những tác nhân gây vết loét càng nghiêm trọng hơn, đồng thời phá hủy các yếu tố có vai trò giúp bảo vệ dạ dày. Vì thế, nguyên tắc ăn uống dành cho người đau dạ dày là hạn chế các thực phẩm này. Phải kể đến như:

Những thực phẩm gây tăng axit dạ dày: Trái cây chua như cam quýt, bưởi, … và các gia vị chua như me, dấm, …

Những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày: rượu, bia, cà phê, trà đặc, các loại rau đậu già, rễ cây… Các món ăn chiên xào nóng, nhiều dầu mỡ, món nướng, tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các món… 
Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: Giá đỗ, dưa muối, cà muối, canh hẹ… và các loại nước có ga… 

Để trung hòa lượng axit trong dạ dày, bạn nên sử dụng các thực phẩm như: sữa, gừng, trà hoa cúc, hạnh nhân… 

Trên đây là tổng hợp những nguyên tắc hàng đầu mà người bệnh đau dạ dày cần chú ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết liên quan đến bệnh đau dạ dày để có thêm thông tin chi tiết chữa trị dứt điểm căn bệnh này. 

Tác giả: Thảo Lê